Chắc cũng khá quen thuộc với những người yêu thích văn hóa 2D, visual novel là thể loại game "đọc chữ". Đúng như cái tên, chơi visual novel không khác gì đọc một cuốn tiểu thuyết, có cốt truyện, nhân vật, tình tiết, nội dung,... Chỉ khác ở chỗ visual novel có hình ảnh, âm thanh, nhạc nền, nhân vật được lồng tiếng (thường ngoại trừ nhân vật chính để khiến cho người chơi có cảm giác nhập vai hơn). Đặc biệt điều làm nên sự đặc trưng của visual novel là các "route", đây là các lựa chọn khiến câu chuyện thay đổi hướng đi. Kết thúc một visual novel thế nào là tùy vào route mà bạn chọn. Việc thưởng thức một bộ visual novel còn nhiều niềm vui khác mà bạn có thể tự trải nghiệm.
2. Cần làm gì khi chuẩn bị chơi một visual novel?
Visual novel thường hỗ trợ trên PC, một số khác có thể trên PSP, GBA, NDS,... và còn có thể hỗ trên cả điện thoại (tất nhiên lượng visual novel trên điện thoại là rất ít so với trên PC).
Chơi visual novel bạn cần xác định có một vốn kiến thức rộng về tiếng Nhật. Đây là điều kiện mà không phải ai cũng có được, thế nên đã có một giải pháp. Đó là ứng dụng lấy text ITH (Interactive Text Hooker) và ứng dụng dịch TA (Translation Aggregator). Ngoài ra còn có một ứng dụng khác tích hợp vai trò của cả 2 ứng dụng trên là VNR (Visual Novel Reader) (hiện tại VNR đang gặp lỗi nên không thể sử dụng được). VNR và TA đều sử dụng các máy dịch như Google, Bing, Atlas,... để dịch nên chất lượng dịch không thể được đảm bảo. Tuy nhiên có vẫn hơn không, nó vẫn tối thiểu để bạn hiểu được nội dung, sử dụng nhiều bạn sẽ quen dần và hiểu được ít nhất khoảng 75% các đoạn text.
Link ITH xem tại đây (nên tham khảo cả các phiên bản thấp vì các phiên bản cao có thể có ít nhiều các lỗi khi lấy text)
Link TA tại đây.
Ngoài ra chắc bạn cũng sẽ thấy một vài visual novel sẵn đã là tiếng Anh, thậm chí là tiếng Việt. Nếu là tiếng Anh thì có thể do chính nhà sản xuất dịch để phát hành rộng ra nước ngoài, hoặc cũng có thể là các fantrans tốt bụng với đam mê nhiệt huyết đã đầu tư công sức để đưa một bộ visual novel nào đó đến rộng rãi với cộng đồng hơn. Với trường hợp là tiếng Việt cũng chỉ do các fantrans thôi (đừng mơ tưởng việc có một nhà sản xuất nào đó tự tay dịch sản phẩm của mình ra tiếng Việt). Tuy nhiên lượng visual novel như thế này cũng là rất ít vì để dịch một bộ visual novel cần rất nhiều thời gian. Nếu có chờ đợi một bản dịch nào đó thì xác định phải đợi trong khoảng 6 tháng đến 1 năm mới xong được. Vậy nên trừ khi lười thì tốt nhất tự lực mà mở ITH với TA lên, hoặc VNR mà chơi chứ đừng trông chờ nhiều vào các fantrans.
Bạn có thể hoàn toàn thoải mái chọn bất cứ visual novel nào mình thích để chơi vì visual novel không yêu cầu cấu hình cao để chạy, chỉ cần một chiếc PC tầm trung là bạn có thể chiến được mọi visual novel rồi (trừ một vài thành phần cá biệt mà yêu tố visual novel chỉ là phụ, ví dụ Blazblue series). Cái khó khăn trong việc chọn visual novel để chơi chỉ là "có quá nhiều lựa chọn" thôi.
Vì phần lớn visual novel Nhật được làm để phục vụ trong nước nên nếu có game nào không chơi được bạn cần thay đổi ngôn ngữ trong máy thành tiếng Nhật.
Vào Control Panel -> Region and Language -> Location -> chuyển Current location sang Japan. tiếp đến sang tab Administrative, nhấp vào Change system locale... và chọn Japanese (Japan). Cuối cùng khởi động lại máy là hoàn thành.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng Locale Emulator hoặc Applocale mỗi khi chơi visual novel mà không cần thay đổi như trên.
3. Cách cài đặt visual novel
Phần lớn visual novel tải trên mạng về là ở dạng file ISO, MDS hoặc MDF. Bạn cần cài đặt Daemon Tools về để mở các file này.
Kéo thả file game của bạn vào giao diện Daemon Tools và nhấn vào Mount, trong máy bạn sẽ xuất hiện một ổ đĩa mới chứa bộ cài đặt game. Vào đó và cài game như bình thường thôi.
4. Trục trặc khi cài game
- Lỗi font
Nếu bạn thấy giao diện lúc cài game không phải những dòng chữ Nhật mà là những kí tự lạ, hàng loạt dấu chấm hỏi hay những ô vuông thì đó là do bạn chưa thay đổi ngôn ngữ máy sang tiếng Nhật. Nếu quá trình cài đặt diễn ra suôn sẻ thì bạn chỉ cần bật Locale Emulator hoặc Applocale khi chơi, nhưng nếu quá trình cài đặt xảy ra lỗi khi có những kí tự như trên thì bạn phải thay đổi ngôn ngữ máy sang tiếng Nhật.
- Serial key
Trong lúc cài nếu game có hỏi phải nhập cái gì đó thì tìm trong file game cái serial key rồi nhập vào. Một số game nhập serial key cũng vô dụng thì phải dùng patch phá lớp bảo vệ serial key rồi mới cài đặt được.
- Insert disk
Nếu trong quá trình cài đặt game có nói đến "disk 2" thì trong file game của bạn có 2 file cài đặt là "disk 1" và "disk 2". Mở disk 1 để mở file cài game, khi cài game mà game đòi disk 2 thì mount nốt disk 2 rồi cho chạy tiếp (với những phiên bản trước của Daemon Tools thì phải unmount disk 1 rồi mới mount được disk 2 mà cài đặt tiếp)
5. Trục trặc khi chơi
- Lỗi No-DVD
Một số game sẽ yêu cầu bạn bỏ DVD vào máy mới chơi được, nếu Daemon Tools vô dụng thì bạn cần NoDVD Patch mà thường được chứa trong file game đi kèm khi tải về hoặc ở trên web mà bạn tải.
- Lại là serial key
Không hỏi lúc cài thì cũng hỏi lúc chơi, tương tự như lúc cài, bạn cần điền serial key vào hoặc dùng NoDVD Patch, ngoài ra cũng có trường hợp dùng một file EXE để chép đè lên.
- Chạy game không hiện
Thường là sau khi dùng NoDVD Patch, trình antivirus sẽ chặn game. Cách đơn giản là tắt antivirus hoặc đưa game và danh sách ngoại lệ
- Lỗi date and time
Một số game sẽ đòi chỉnh múi giờ của máy về Nhật, chỉnh về GMT +9 Tokyo.
- Lỗi Regional
Thường thì Locale Emulator hoặc Applocale sẽ cải thiện cả lỗi này, bạn cũng có thể dùng cả NTLEA để khắc phục
*Bonus:
VNDB: trang web bằng tiếng Anh đầy đủ thông tin về các bộ visual novel , có thể coi đây như Wikipedia của visual novel.
Daemon Tools laptop mình không cài được là sao v. nó yêu cầu phải cập nhật vá bảo mật mà xài win lậu lấy gì mà cập nhật
Trả lờiXóa